Trong phong thuy nhà ở thì việc thiết kế xây dựng nhà vệ sinh có nhiều vấn đề cần phải lưu ý. Chẳng hạn: với người mệnh đông tứ trạch thì phải đặt nhà vệ sinh theo hướng tây tứ trạch, bao gồm những tuổi sau: canh, tân, mùi, tuất, sửu không được đặt ở các cung khác. Người có mệnh đông tứ trạch thì chỉ được đặt nhà vệ sinh tại đông tứ trạch, gốm có: Giáp, Ất, Thìn, Bính, Đinh, Nhâm, Quý mà không đặt ở các cung khác…

Nhà vệ sinh là một hệ thống công trình phụ quan trọng trong mỗi ngôi nhà và phong thuỷ nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp, tinh thần của gia chủ…

phong-thuy-nha-ve-sinh
Phong thủy nhà vệ sinh

Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết cách “hoá giải” phong thuỷ xấu của toilet cũng như những kiêng ky khi thiết kế, sắp đặt và sử dụng nó. Hãy tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây cho phong thủy nhà vệ sinh nhé!

Những lưu ý trong thiết kế nhà vệ sinh

Nguyên tắc thiết kế

Theo nguyên tắc phong thủy “tọa hung hướng cát”, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Nếu đặt nó ở hướng tây nam hoặc đông bắc sẽ sinh ra “thổ khắc thủy”, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở hướng nam vì hướng này có hỏa khí nặng.

Xây một phòng vệ sinh mới theo phong thủy là điều hết sức khó khăn, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích hẹp. Bạn chỉ cần rời vị trí bồn cầu trong phòng vệ sinh chệch khỏi hướng cũ 15 độ là sửa được phương vị của phòng vệ sinh sang một hướng mới. Theo phong thuy nha ve sinh thì không nên xây nhà vệ sinh ở trung tâm của ngôi nhà, điều đó sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình.

Đối với nhà cao tầng, nhà vệ sinh nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng, bạn nên bố trí hai phòng vệ sinh “quay lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.

Cửa phòng vệ sinh kỵ đối diện với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ. Trong trường hợp không thể cải thiện, gia chủ nên dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính để trấn áp uế khí từ phòng vệ sinh.

Hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh không nên xung thẳng tới hướng đầu giường hoặc giữa giường ngủ.

Trang trí phòng vệ sinh

Theo xu hướng hiện nay thì phòng vệ sinh hay được thiết kế gộp cùng khu vực tắm và bồn rửa để tiết kiệm diện tích cũng như tiện lợi cho sinh hoạt khép kín từng phòng. Bạn có thể dùng vách kính, rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước… để ngăn cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh của gia đình. Nền của phòng vệ sinh nên được thiết kế có độ dốc, đảm bảo thoát nước tốt. Khi lát sàn, gia chủ nên chú ý chọn loại vật liệu ít trơn trượt, dễ làm sạch. Bạn có thể dùng tấm thảm cao su loại chống trơn trượt để trải trong phòng vệ sinh.

Vì không khí của phòng vệ sinh rất ẩm ướt nên khi muốn trang trí bằng cây xanh, bạn nên dùng bonsai. Chúng vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa nhỏ gọn. Phòng vệ sinh thuộc hành thủy, nên màu tốt nhất của nó là màu trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng màu sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm, bởi chúng gây cảm giác nóng bức, chật chội cho không gian phòng tắm.