Theo kinh phat va cuoc song tâm dẫn đầu các tâm sở. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả. Nếu nói hay làm với tâm ác đau khổ sẽ theo liền với ta.
Theo kinh phat một người đứng tuổi có tâm đạo nhiệt thành, tên Cakkhupāla, xuất gia theo Ðức Phật và tận lực chuyên cần tu niệm. Nếp sống kiên trì cố gắng sớm đưa vị Tỳ-khưu chơn chánh ấy đến đạo quả A-La-Hán, bậc thánh cùng tột. Nhưng không may, Ngài bị mù hai mắt.
Ngày kia, khi đi kinh hành, Ngài vô tình làm chết nhiều côn trùng. Vài vị Tỳ-khưu ở nơi khác đến viếng, thấy có dấu máu trên đường kinh hành, mách với Ðức Phật rằng Ngài đã phạm giới sát sanh. Ðức Phật giải thích rằng Ðại đức Cakkhupāla đã đắc quả A-La-Hán, không cố ý mà chỉ vô tình làm chết những côn trùng ấy.
Lúc bấy giờ xem ngay các vị Tỳ-khưu muốn biết tại sao Ðại đức Cakkhupāla lại phải bị mù.
Ðức Phật thuật rằng trong một kiếp sống trước kia, làm lương y, chính Đại đức Cakkhupāla có chữa bệnh đau mắt cho một thiếu phụ nghèo. Bà hứa đến lúc khỏi bệnh, bà và con gái bà sẽ về làm công trong nhà ông lương y. Thuốc quả thật công hiệu, nhưng bà không giữ lời hứa, viện lẽ rằng mắt bà còn tệ hơn trước. Vị lương y ác độc liền nảy sanh một ý tưởng tội lỗi. Ðể trả thù, ông cho thiếu phụ nghèo một thứ thuốc làm mù luôn cả hai mắt. Do nghiệp ác trong quá khứ, tuy vị Tỳ-khưu đã đắc quả A-La-Hán, vẫn phải mang tật mù.
Ðây là phương diện nhân quả tương xứng (gieo giống nào thì gặt giống nấy) của định luật Nghiệp báo. Còn một phương diện nữa là quả trổ liên tục (như một nhà bác học, thâu thập kiến thức trong đời sống, đến lúc chết và tái sanh, những kiến thức ấy là nhân sanh quả trong kiếp sống mới).
Một vị A-La-Hán, dầu đã thanh lọc mọi ô nhiễm, vẫn còn phải gặt hái những quả mà chính Ngài đã gieo trong quá khứ xa xôi.
Chư Phật và chư vị A-La-Hán không còn tạo nghiệp mới vì các Ngài đã tận diệt mọi căn cội – vô minh và ái dục – nhưng, cũng như tất cả chúng sanh khác, các Ngài không thể tránh khỏi hậu quả dĩ nhiên của những hành động, tốt và xấu, của chính các Ngài trong quá khứ.