Đặt tên cho con và những điều quan trọng cần tránh, mỗi người khi sinh ra đều được đặt tên một cách trang trọng, cái tên đó sẽ theo suốt cuộc đời sau này ảnh hưởng đến những công việc và các vấn đề khác trong xã hội. Chính vì thế cách đặt tên con cần rất thận trọng tránh gặp các sai lầm không đáng để ảnh hưởng đến sau này.

dat-ten-cho-con
Đặt tên cho con và những điều quan trọng cần tránh

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TÊN NGƯỜI

1. Về âm thanh

Theo phong thủy, thường thường tên của người Việt Nam gồm:

Hai chữ: Họ và tên : Bùi Huy.
Ba chữ: Họ, tên đệm và tên: Lê Văn Hải.
Bốn chữ: Họ gồm hai chữ và tên gồm tên đệm và tên: Chu Kiều Mỹ Duyên.
Năm chữ hay nhiều hơn: Thường là họ tên cả cha mẹ hoặc họ tên thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn.

Ví dụ: Nguyễn Bảo Ngọc Kim Chi

Công Tằng Tôn Nữ Thị Xuân

Như vậy, các tiếng trong tên của mỗi người đều thuộc thanh bằng hay thanh trắc.

Khi đặt tên, nên tuỳ theo sự hoà hợp của các thanh bằng trắc để âm hưởng hài hoà, đọc nghe êm tai.

– Nếu trường hợp họ tên gồm hai tiếng, không có tên đệm, dễ kết hợp bằng trắc và bổng trầm, ít có trường hợp khó nghe, trúc trắc.

Ví dụ: Trần Quỳnh – Hoàng Kiên (cùng trầm)

Nguyễn Trãi – Phạm Thụ (cùng bổng)

Trường hợp đọc lên nghe trúc trắc, có thể thêm vào một chữ nữa.

Ví dụ: Phạm Tấn Lộc – Trịnh Lệ Thuỷ.

– nếu tên gồm ba tiếng, bốn tiếng trở lên, sự phối âm cần tránh chữ cùng dấu giọng đi liền nhau, nhất là đối với chữ có dấu nặng. Cấu trúc như sau:

bbb – bbt – btb – btt
ttt – ttb – tbt – tbb

Ví dụ: bbb : Trần Văn Trà – Trần Cao Vân – Lê Cao Phan

Bbt : Huỳnh Văn Triệu – Lê Văn Ngọc
…………….

– Đối với tên gồm bốn tiếng trở lên, cách đặt tên cũng giống như thế, chỉ nên lưu ý tránh sự trùng nhiều dấu giọng trong tên, sẽ khó đọc. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm xem tuoi sinh con để sinh con được mạnh khỏe và hợp tuổi với bố mẹ.

2. Về ý nghĩa

Nói chung, cái tên thường mang nội dung cao đẹp về đạo đức, tài năng, phú quý, hạnh phúc. Do đó, nên tránh một số từ ngữ có ý nghĩa không phù hợp với các nội dung trên.

Một số từ Hán – Việt nên tránh khi đặt tên:

A: Ẩm

B: Bành, bội, báo, bất, bổ, bạng

C: Cạnh, cốt, cữu, cùng

Đ: Đao, đái, đồ, đổ, đố, đoản

Gi: gian

H: hoả, hổ, hoạ, hung, huỷ, hôn, hoạn, hạ, huyệt, huyết.

K: kinh, khô, không, khuynh, khốn

L: lậu, lung, lao

M: mệnh, mộ, mã, ma, mi, mô

N: noãn, nô, nê, nặc, ngưu

O: oán

Ô: Ô, Ốc

Ph: phá, phản, phật, phất

Qu: quỷ

S: sa, sà, sài, sất, sàng, súc

T: tán, tàng, tật, tì, tiêu, tranh, thánh, thằng, thai, thải, thôi, thần, thực, thác, tử

V: vô, vong, vật

X: xảo, xà

3. Về tính cách

Ngoài các nội dung ý nghĩa trên, cũng cần tránh một số điểm về tính cách.

(1) Tính hoả khí: Tên đọc lên thấy bừng bừng sức nóng, hoả khí mãnh liệt.

Ví dụ: Phạm Mãnh Liệt – Trần Hào Khí

Trịnh Quyết Tử – Lê Ái Tử – Dương Cảm Tử

(2) Tính đại ngôn: Tên nêu lên một sự việc quá mức bình thường.

Ví dụ: Tạ Đại Chí – Trần Bất Tử – Lâm Đại Tiên

Dương Thánh Nhân – Nguyễn Hiền Thần

Phạm Vô Uý…

(3) Tính quá thật, đến thô thiển:

Ví dụ: Lê Chân Thật – Nguyễn Mỹ Mãn

(4) Tính vô nghĩa: Tên chẳng mang một ý nghĩa đặc sắc nào, gần như ghép từ.

Ví dụ: Lê Khắc Sinh Nhật – Hoàng Kỷ Niệm – Lâm Hoàng Hôn