Khi đi chùa hay đi lễ tại các nơi tôn nghiêm thanh tịnh khác Chúng ta thường nghe nói thắp 3 nén nhang mà không được thắp 2 hoặc 4, thế nhưng ít ai hiểu được ý nghĩa mà nó tượng trưng cho những điều này.
Theo tín ngưỡng của người Việt, thắp nhang cho bàn thờ Phật, ông bà, tổ tiên là một lòng thành tâm mong muốn những điều tốt đẹp, cầu mong sức khỏe, sự bình an, hạnh phúc và tài lộc đến với gia đình. 3 nén nhang và 3 lạy có ý nghĩa rất sâu xa, liên quan mật thiết đến văn hóa và niềm tin của người Việt Nam.
Trong thế giới tâm linh huyền bí thì ý nghĩa của việc thắp 3 nén nhang, 3 cái vái lạy trước Phật là một hành động thể hiện sự tôn kính, hành vi tự nguyện đối với thần linh và cũng đại diện cho luật nhân quả logic.
Theo ngôn ngữ Kinh Phật học, 3 nén nhang lạy trước tượng Phật có ý nghĩa tương ứng với ” giới hương, định hương và huệ hương. “.
– Nén nhang thứ nhất được gọi là “giới hương” nghĩa là trước mặt Phật biểu đạt lòng quyết tâm của mình, từ bỏ thói quen xấu, từ bỏ suy nghĩ xấu.
– Nén nhang thứ hai gọi là “định hương” có ý nghĩa là dù có điều gì xảy ra trong cuộc sống, tinh thần cũng sẽ bình tĩnh, cầu mong luôn suy nghĩ sáng suốt, hành động theo lí trí.
– Nén nhang thứ ba là “tuệ hương” (hay “huệ hương”) có ý cầu khẩn bản thân được có trí tuệ, thông minh, sáng suốt để gặp được Phật tâm.
Như vậy, thắp 3 nén nhang, lạy 3 lạy là một hành động không phải chỉ theo thói quen mà là một nghi lễ có truyền thống lâu đời, thể hiện cái tâm ấm áp, tín ngưỡng cao đẹp của dân tộc hướng tới những điều lương thiện.
Theo kinh Phật, “giới, định, huệ” là phương pháp “khai mê khai ngộ” bỏ qua những suy nghĩ sai lầm, một tấm lòng chân chính, lương thiện, hướng về đức Phật.
Trong xã hội công nghệ hiện đại như ngày nay thì người ta thường tìm về những chốn tâm linh để tìm lại trong đó cái vẻ thanh tịnh vốn có . Chỉ khi còn người từ bỏ được cách nghĩ xấu, hành động xấu thì nhân quả của bản thân mới được trở nên tốt đẹp hơn. Giới, Định, Huệ là cách để con người thoát khỏi sự mê muội và đi đến con đường tỉnh ngộ và đó cũng là một loại quan hệ nhân quả. Chỉ có vứt bỏ đi thói quen và những quan niệm xấu của bản thân, tâm mới yên và sau đó mới xuất hiện “yên mới sinh huệ”.