Theo kinh phật, đến những thứ vô tri như đất, nước và cỏ còn có thể làm được “việc đó” thì loài người chúng ta tại sao lại không?!

kinh-phat
Sống với nhau thế nào?

Sống với nhau thế nào?

Tôi hỏi đất: đất sống với nhau thế nào?
Đất trả lời: chúng tôi làm nền móng cho nhau
Tôi hỏi nước: nước sống với nhau thế nào?
Nước trả lời: chúng tôi hoà lẫn vào nhau
Tôi hỏi gió: gió sống với nhau thế nào?
Gió trả lời: chúng tôi nâng cánh cho nhau
Tôi hỏi mây: mây sống với nhau thế nào?
Mây trả lời: chúng tôi tan biến vào nhau
Tôi hỏi cỏ: cỏ sống với nhau thế nào?
Cỏ trả lời: chúng tôi hoà quyện và réo rắt bên nhau
Tôi hỏi cây: cây sống với nhau thế nào?
Cây trả lời: chúng tôi che chở và leo quấn cho nhau
Tôi hỏi người: người sống với nhau thế nào?
Không ai trả lời
Không ai trả lời
Không ai nói gì cả
Vì người còn đang bận giận hờn và chà đạp lên nhau
Vì người còn chôn chặt nụ cười và không cùng chia sẻ
Vì người còn nghi kị và mưu chước lẫn nhau
Vì người còn nặng nỗi thương đau
Vì người còn quên cách yêu nhau
Vì người còn chưa biết được rằng sự sống vốn rất mau… tàn lụi…

Theo phong thủy, cuộc sống không bao giờ êm đềm và phẳng lặng. Giông tố cuộc đời luôn sẵn sàng cuốn trôi ta đi bất cứ lúc nào nếu như ta không tự biết “làm đầy nhau”, “tôn cao nhau”, “đan vào nhau” để sống.

Tôi hỏi đất: đất sống với nhau như thế nào?
– Đất trả lời: chúng tôi tôn cao nhau.
Câu trả lời của đất nghe có vẻ thật đơn giản nhưng trong câu trả lời ấy lại chứa đựng một triết lí sống sâu xa. Trong cuộc sống, chúng ta phải biết “tôn cao nhau”. Sự “tôn cao nhau” ở đây chính là phải biết nâng đỡ nhau, biết tạo điều kiện để mọi người cùng tiến lên. Đất có thể tồn tại và cao hơn khi từng lớp từng lớp đất đắp lên nhau, con người cũng vậy, chúng ta sẽ chỉ có thể sinh tồn khi biết làm cho tập thể, cộng đồng trở nên vững chắc.
Dù sống ở bất cứ đâu và hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào thì chúng ta đều phải biết “tôn cao nhau”. Đừng bao giờ vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên nhau để sống. Trong thời kháng chiến chống Mỹ, khi các chiến sĩ của chúng ta bị bắt vào nhà tù Côn Đảo, họ đã lập ra một kế hoạch để trốn thoát nhưng chỉ có thể ra ngoài một số ít người và những người ở trong phải đánh lạc hướng sự chú ý của bọn cai tù khiến chúng phát hiện ra sự vắng mặt của một số người muộn nhất có thể. Cuộc vượt ngục ấy thành công dù trong đó chỉ còn rất ít người sống sót, trong đó có bà Trương Mỹ Hoa. Nếu như ngày hôm ấy, ai cũng muốn được ra, không ai chịu ở lại, ai cũng muốn “kéo tụt” người khác xuống, thì liệu rằng cuộc vượt ngục ấy có thành công? Một triết lí sống đơn giản nhưng lại vô cùng cao đẹp.

Tôi hỏi nước: nước sống với nhau như thế nào?
– Nước trả lời: chúng tôi làm đầy nhau.
“Làm đầy nhau” là biết bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết, còn thiếu của nhau, giúp mọi thứ hoàn thiện hơn.
Cũng như đất, nước chỉ tồn tại được khi chúng kết hợp với nhau và “làm đầy nhau” lên. Phật đã từng dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào giữa biển cả mới không thể bị cô cạn mà thôi.” Nếu những giọt nước sống đơn lẻ không biết bù đắp, bổ sung cho nhau thì rất dễ bị cô cạn. Con người cũng thế, nếu chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến người xung quanh, không biết giúp người khác cùng tiến bộ thì khi ấy sẽ không ai trong số chúng ta có thể tốt đẹp hơn, đồng nghĩa với việc xã hội sẽ trở nên chậm tiến.
Chắc hẳn trong số chúng ta sẽ có vài người được nghe về câu chuyện của hai đứa trẻ khuyết tật, một trẻ bị mù và một trẻ què chân. Hai em bé ấy đã biết “làm đầy nhau” bằng cách: cậu bé mù cõng cậu bé cụt chân đi khắp nơi, còn cậu bé cụt chân sẽ làm đôi mắt kể lại tất cả những gì mình nhìn thấy cho cậu bé mù nghe. Thật kì diệu phải không? Khi ấy hai cậu bé khuyết tật kia sẽ có thể đi khắp nơi, có thể biết được nhiều thứ thay vì ngồi một chỗ và nhìn một mảng đen. Cuộc sống là như vậy, loài người được sinh ra và không ai trong số chúng ta là người hoàn hảo một cách tuyệt đối. Vì thế, hãy biết giúp đỡ nhau để chúng ta đều trở nên tốt đẹp hơn.

Nhưng, chúng ta sẽ chỉ có thể giúp đỡ nhau, “làm đầy nhau” khi ta đoàn kết, biết “đan vào nhau” để tạo nên sức mạnh.
Tôi hỏi cỏ: cỏ sống với nhau như thế nào?
– Cỏ trả lời: chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tại sao cỏ lại phải đan vào nhau mới có thể tồn tại? Cỏ thường mỏng manh, chúng rất dễ bị làm tổn thương, nếu chỉ đứng đơn lẻ một mình cỏ có thể bị gió mạnh đánh bật gốc, bị động vật “chà đạp” mà không thể nào hồi lại được. Vì thế, ta cũng như chúng, phải biết đan chặt vào nhau, “đan vào nhau” để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất cùng hoạt động vì mục đích chung.
Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ đã từng nói “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết! Thành công thành công đại thành công”. Vì, đoàn kết chính là sức mạnh lớn lao. Khi biết đoàn kết, con đường đi tới thành công của ta sẽ ngắn hơn và dễ dàng hơn rất nhiều. Biết “đan vào nhau” để sống và tồn tại, ta không chỉ hoàn thiện được bản thân, được mọi người yêu quý mà còn giúp đỡ được những người xung quanh, những người cùng hợp tác với ta.
Hãy tưởng tượng mỗi chúng ta là một chiếc đũa, và khó khăn chông gai trong cuộc sống chính là đôi bàn tay để bẻ gãy những chiếc đũa đó. Khi bẻ một chiếc đũa đơn lẻ sẽ thật đơn giản, nhưng nếu bẻ gãy cả một bó đũa thì sẽ thật khó khăn. Nếu không có sự đoàn kết thì mỗi chúng ta sẽ trở nên đơn độc, không có được nguồn sức mạnh đủ lớn để vượt qua.

Tôi hỏi người: người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: người sống với nhau như thế nào?
Câu hỏi ấy được lặp đi lặp lại ba lần nhưng cả ba lần ấy “người” đều không có câu trả lời. Tại sao? Phải chăng vì chúng ta đang sống quá thờ ơ, ích kỉ, chỉ luôn nghĩ đến quyền lợi cá nhân, lúc nào cũng sợ người khác hơn mình?
Thật đáng buồn khi ngày hôm nay ta thường xuyên phải nghe trên đài báo, trên tivi thậm chí là được chứng kiến hình ảnh anh A chị B đứng trước vành móng ngựa vì việc đã dùng thủ đoạn hãm hại người khác để đạt được mong muốn của mình. Hay hình ảnh của những bạn học sinh đánh nhau hết sức dã man trong các clip được tung trên mạng. Thử hỏi sự đoàn kết, giúp đỡ, nâng đỡ nhau của những con người như thế ở đâu? “Làm đầy nhau”, “tôn cao nhau”, “đan vào nhau” để sống cũng không đồng nghĩa với việc bao che tội lỗi cho nhau.
Cuộc sống không bao giờ êm đềm và phẳng lặng. Giông tố cuộc đời luôn sẵn sàng cuốn trôi ta đi bất cứ lúc nào nếu như ta không tự biết “làm đầy nhau”, “tôn cao nhau”, “đan vào nhau” để sống. Đến những thứ vô tri như đất, nước và cỏ còn có thể làm được việc đó thì loài người chúng ta tại sao không?!

Có thể bạn quan tâm:

Quà tặng cuộc sống – Lương tâm giá bao nhiêu?

Quà tặng cuộc sống – Phán xét

Quà tặng cuộc sống – Tình Huynh đệ