Bàn thờ là nơi linh thiêng, thanh khiết, nên ngoài các đồ đạc dùng để tế tự và trang hoàng, nhất thiết không được để vật dụng gì lên đó. Trung tâm của bàn thờ là bát nhang, phía sau bát nhang là di ảnh của những người đã khuất.
Nếu nhà khá giả, trước di ảnh còn có đỉnh đồng để đốt trầm vào mỗi dịp lễ tết, cúng giỗ, đỉnh thường được chạm khắc long, lân, mai, trúc. Hai bên bát nhang phía trước là đôi chân đèn để thắp nến, có ý nghĩa tượng trưng cho đôi vầng nhật nguyệt, cũng để nói lên người chết nhưng linh hồn của họ thì không tắt. Ở một số nơi vị trí đôi chân đèn người ta dùng hai ngọn đèn dầu để thay thế.
Tường sau không gian bàn thờ ở nhà khá giả là hoành phi, liễn đối bằng Hán tự sơn son thếp vàng, có nội dung nói lên công đức của người đã khuất. Ớ gia đình bình dân, đó là tranh thờ, thường là tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư, cá chép vượt vũ môn hay các chữ như Phúc, Lộc, Thọ (bằng Hán tự).
Trong việc thờ cúng tổ tiên có hai ngày quan trọng nhất, đó là ngày giỗ và ngày Tết.
Ngày giỗ cúng đúng vào ngày mất (theo âm lịch) của người được thờ tự. Đây là dịp để con cháu tưởng nhớ, bày tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên. Đây còn là dịp để gia chủ đáp nghĩa với dòng họ, láng giềng từng chia| sẻ buồn vui, bất hạnh với gia đình mình, nên ngày giỗ thường được tổ chức tiệc tùng khá linh đình.
Ngày Tết cổ truyền, ngoài ý nghĩa đưa năm cũ, đón năm mới, còn là dịp để mọi người ôn cố tri tân và việc cúng kiến ông bà là nghi lễ hàng đầu. Không khí Tết đến vối các gia đình bắt đầu từ việc trang hoàng bàn thờ ông bà. Những đồ thờ được lau chùi, đánh bóng.
Mâm cúng ngày giỗ hay ngày Tết không đặt trực tiếp trên bàn thờ mà đặt trên chiếc bàn thấp hơn kê trước bàn thờ. Trước khi người chủ trì thờ tự cùng con cháu dâng hương, người ta còn đặt lên bàn thờ ba ly nước, có ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh khiết của trời đất và tinh hoa của mùa màng.
Ỷ môn
Ngoài bàn thờ, người ta có che một chiếc màn gọi là ỷ môn. Khi cúng lễ xong, phải bỏ màn xuống để che khuất bàn thờ, để một lát sau mới hạ cỗ bàn. ý nghĩa của hành động này theo quan niệm xưa “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, kính mời các vị tổ tiên, ông bà về chung hưởng vật phẩm do con cháu dâng cúng. Khi các ngài “ăn uống” phải che màn lại, để người ngoài không nhìn thấy.
Hoành phi
Xưa, mỗi khi nhà ai đó có việc trọng như: mừng nhà mới, vinh quy bái tổ, chúc thọ thầy, mẹ người theo Nho học thường tặng nhau đôi câu đôi vàng sơn son thếp vàng hoặc bạc, sang hơn thì tặng cả bức hoành. Còn bức hoành, đương nhiên bố cục theo chiều ngang thường treo ngay xà ngang gian giữa, ở phía trên câu đối.
Hoành phi câu đối luôn đi thành bộ, thành một chỉnh thể trong lối chơi chữ được người dân trăm họ ưa chuộng từ lâu. Ngưòi có của thường có hoành phi câu đối sơn son thếp vàng. Thứ đến, nhà không đủ ngân lượng để thếp vàng, thì vẫn nền son, nhưng chỉ thếp bạc thôi. Thứ dân xưa dù nghèo đến đâu cũng gắng sắm sửa một bức hoành phi trong nhà, thường thì gỗ tạp, hoặc mang cơi trầu, đĩa xôi nhờ thầy đồ viết cho mấy chữ vào giấy, kính cẩn mà treo trên bàn thờ. Đó là thể hiện lòng thành kính với Thánh hiền.
Bức hoành phi là phần đầu tiên, đặt trên cùng của bàn thờ, chủ yếu tập trung vào các nội dung: Công đức của tổ tiên để lại, chí hướng của tổ tiên, lời căn dặn của tổ tiên với con cháu…
Câu đối
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.
Bàn thờ
Thông thường thì bàn thờ gia tiên được bố trí ở gian giữa của ngôi nhà cũng có thể bố trí gian bên ở bên trái từ ngoài sân nhìn vào. Những gia đình giàu có, sang trọng thuộc lớp trung lưu thì đồ thờ gồm một bệ tam sự (môt cái đỉnh (lư), cặp chân đèn bằng đồng để cắm nến, hay một bộ Ngũ sự có thêm lọ độc bình, chân bệ để đèn. Nếu là bộ “thất sự” thì có thêm ống đựng hương, ống cắm đũa và một lư hương để trầm. Tất cả đều đúc bằng đồng. Những nhà khá giả còn có đôi hạc nhỏ cũng bằng đồng. Đồ thờ, nếu không col điều kiện sắm bằng đồng thì làm bằng gỗ tiện và thường sơn đỏ.
Thông thường người ta, chia gian thờ làm ba lớp. Lớp ngoài là bộ phận phản để mọi người đến làm lễ, không đặt phản thì để trống nền nhà, khi cần có thể bày thêm bàn ghế, hay chải chiếu. Lớp thứ hai là hương án, trên đặt bộ đồ Tam sự hay Ngũ sự, lớp thứ ba ở trong cùng, trên để khám sơn son, bài vị, hộp hay ống đựng gia phả, khay đựng vật cúng, đài rượu và có thể có ảnh chân dung người quá cố
Bát hương làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là bằng kim loại: đồng, vàng, bạc. Khi bốc bát hương mới phải hết sức cẩn thận, nhất tâm nhất niệm, trong lòng thư thái, đừng có ý nghĩ vẩn đục. Trong Bát hương chỉ có cát trắng khô sạch, vàng bạc, đá ngũ sắc, ghi rõ tổ họ.
Ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo thì gõ các chân hương đem ra sân đốt thả ra sông, sau đó dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, không được dùng nước rửa, vì bàn thờ mệnh Hỏa, Hỏa khắc Thủy, đến trưa ngày 30 tháng chạp mối cúng rước ông bà và bắt đầu thắp hương lại.
Điều cần lưu tâm là nếu bày biện Thất sự thì ngọn đèn Thái cực luôn sáng. Khi bát hương tự hóa không được vội vàng đổ nước vào, mà từ từ chuyển các vật dụng dễ cháy ra. Khi bát hương cháy hết, chuyển các vị trí về như cũ. Bát hương cháy có hai loại: Hóa dương, tốc độ cháy nhanh, hóa âm, cháy từ từ. Tuỳ theo mức độ cháy mà có thể dự báo cát hung . Nếu bát hương cháy bị hỏng, cháy lan ra bàn thờ thì tùy theo tình hình kinh tế của gia chủ mà thay bàn thờ và bát hương mới.