Đây là dịp để mọi người cùng quây quần bên nhau, chúc nhau những điều tốt lành đó là nét văn hóa đặc trưng, những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc.
Về quê ăn Tết
Mỗi năm tết đến xuân về thì các thành viên trong gia đình lại trở về sum họp dưới mái ấm của, để được khấn vái trước bàn thờ như những bài văn khấn ông công ông táo ngày 23/12 âm lịch, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên, báo cáo các cụ, các ông bà những điều đã làm được trong cả năm đã qua.
Người thì lại muốn về thăm nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đặc biệt với những người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, những kỷ niệm gắn liền với giếng nước, sân đình, lũy tre… cả đời chắc không thể quên.
Xuất hành và hái lộc
Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước, gọi là tục “hái lộc”. Trước khi xuất hành, người ta phải xem ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… nhất là khi đọc văn khấn tết để bước qua năm mới là điều này không thể thiếu.
Khai bút và xin chữ đầu xuân
Khai bút đầu xuân có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng… Trước đây thường chỉ có những ông đồ, thầy đồ, học sĩ… mới thực hiện nghi thức khai bút. Sau lễ cúng giao thừa, họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm cây bút thảo những câu đối hay, những chữ có ý nghĩa lên giấy đỏ hoặc giấy hoa tiên.
Văn khấn cúng rằm tháng giêng cũng từ các chuyên gia tâm linh vậy tục xin chữ đầu năm đã trở thành phong tục và nét văn hóa mỗi độ xuân về. Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điềm lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin.
Lì xì mừng tuổi
Theo các chuyên gia phong thủy ngày nay, tục mừng tuổi đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an. Còn theo tục lệ ở một số địa phương thì người nhỏ tuổi không mừng tuổi người lớn hơn, vì vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là “hỗn”.