Theo kinh Phật, thì Ngũ Giới là 5 điều răn cấm mà Đức Phật dạy để hàng Phật Tử thực hành, hầu ngăn chặn những tưởng niệm ác, lời nói chẳng lành, hành động bất chánh.

kinh-phat
Lời Phật Dạy – Thọ trì Ngũ Giới

Năm điều răn (Ngũ Giới) ấy là :

1. Pànàtipàtà veramanì: Tránh xa sát sanh

2. Adinnàdàna veramanì: Tránh xa sự trộm cắp

3. Kàmesu micchàcàrà veramanì: Tránh xa sự tà dâm

4. Musà vàdà veramanì: Tránh xa sự nói dối

5. Suràmeraya majjappamàdatthàna veramanì Tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

Theo phong thủy, Năm điều răn nầy, căn cứ trên tam Từ Bi, bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự an vui hạnh phúc cho xã hội. Sự giữ Giới là hoàn toàn do chúng ta quyết định. Đức Phật chỉ là một Bậc Đạo sư.

Tại sao không được sát hại?

Điều răn thứ nhất: Đức Phật khuyên chúng ta không được cắt đứt mạng sống các loại hữu tình, người hay là thú, vì sanh mạng có giá trị vô cùng quý báu, nhất là sanh mạng của con người. Cắt đứt sanh mạng của loài này để tô bồi sanh mạng của loài kia là một hành động ác, không hợp lẽ đạo.

Vì tầm quan trọng ấy, Phật giáo cấm sát sanh bởi nhiều lý do:

– Lý do thứ nhất: chúng ta, ai cũng xem sinh mạng mình là quý, là một báu vật tuyệt vời, nếu bị hại thì chống trả quyết liệt để bảo vệ sinh mạng. Bản thân đã biết quý trọng thân mạng mình, tại sao ta lại cướp đoạt mạng người? suy rộng ra, các loại vật cũng biết quý trọng sinh mạng của chúng, vì vậy cho nên Phật giáo cấm sát sanh để tôn trọng sự công bằng.

– Lý do thứ hai: Đức Phật không đồng ý cho đệ tử của Ngài sát hại sinh vật, bất cứ trong trường hợpp nào. Bởi vì đem tâm sát hại sinh mạng là lòng độc ác cực thịnh, khiến Tâm Từ Bi bị bóp chết. Nhẫn tâm làm cho người và vật khác phải khổ đau, giãy dụa, rên xiết, hoằn hoại trong máu đào, trong lệ nóng, trước hơi thở cuối cùng, là tự giết lòng Từ Bi của mình, là bóp chết các mầm thương yêu quý báo trong tâm hồn của mình. Vì vậy Phật Giáo cấm sát sanh để nuôi dưỡng lòng Từ Bi.

– Lý do thứ ba: khi ta giết một người hay một con vật, thì sự oán giận của chúng tràn trề khó dập tắt được, chúng vì cô thế, vì sức yếu, nên ta giết hại ! Trong khi ấy, chúng ôm lòng oán hận chờ dịp báo thù. Cho nên Phật giáo cấm sát sanh, để tránh nhân quả báo ứng !

Tại sao không được trộm cướp?

Ai cũng biết là lấy những vật không thuộc quyền sở hữu của mình, mà không có sự ưng thuận, hay cưỡng ép người khác ưng thuận bằng vỏ lực, quyền hành. Những vật quý giá như nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà .v.v… cho đến những vật hèn mọn như lá trầu, trái ớt .v.v… Người ta không cho, mà mình chiếm đoạt, điều là trộm cắp.

Đức Phật cấm trộm cắp vì lý do sao đây :

– Lý do thứ nhất : chúng ta không muốn ai lấy của mình, tại sao ta lại muốn chiếm đoạt của người? Quỵền sở hữu cá nhân của ta, ta biết tôn trọng, thì tại sao lại chà đạp lên quyền sở hữu của người? làm như thế là trái lẽ công bằng: Một xã hội mà thiếu công bằng, thì không thể nào tồn tại được, vì thế Phật giáo cấm trộm cắp, để tôn trọng sự công bằng.

– Lý do thứ hai: mỗi người điều mong cầu sự hạnh phúc, tại sao ta lại muốn làm khổ người khác, để ta được sung sướng? tại sao ta lại muốn hưởng những đặc ân bất chánh, trong khi đó ta chỉ là một con người như bao nhiêu con người khác; vì thế Phật giáo cấm trộm cướp để tôn trọng sự bình đẳng.

– Lý do thứ ba: Phật giáo cấm trộm cắp, để nuôi dưỡng lòng Từ Bi; một khi ta vô ý đánh rơi một vật gì hay một số tiền ta dàu dàu buồn khổ, ăn không ngon ngủ không yên, tại sao ta nhẫn tâm lấy của người, để cho người khác khóc than, đau khổ vì ta? Người ta thường nói “Tiền tài là huyết mạch! như vậy kẻ cướp đoạt của người, tức là cướp đoạt xương máu người, sát hại sanh mạng của người. Vì thế ta là đệ tử của Đức Phật, cho nên cố gắng nuôi dưỡng lòng Từ Bi, ta không thể trộm cướp của ai được.

– Lý do thứ tư: Trong xã hội có tổ chức, tôn trọng lẽ công bằng, thì tội trộm cướp bao giờ cũng bị trừng trị; ăn trộm thì bị đứa ra toà án tiểu hình, ăn cướp thì bị đưa ra toà án đại hình. vì vậy chúng ta, giữ giới không trộm cướp, để tránh nghiệp báo oán thù.

Tại sao không được tà dâm?

Tà dâm ý muốn nói về sự dâm dục, phi lễ, phi pháp,. Luật dạy người xuất gia phải dứt bỏ dâm dục, còn người tại gia thì không được tà dục.

Khi vợ chồng cưới nhau đủ lễ gọi là chánh; ngoài ra sự lén lúc, lan chạ làm việc phi pháp gọi là Tà dâm.

Đức Phật cấm tà dâm, vì những lý do như sau :

– Lý do thứ nhất: mỗi người ai cũng muốn gia đình mình đầm ấm yên vui, vợ con mình đoan chánh, thì sao ta lại đi phá hoại gia can người khác, làm nhục nhã tông môn người, đưa vợ con người vào con đường dâm loạn! Cho nên Phật dạy “ Tránh tà hạnh để tôn trọng sự công bằng”.

-Lý do thứ hai: không gì đau khổ và đen tối hơn, một gia đình mà người chồng hay người vợ có dạ riêng tư, tà vạy; hạnh phúc còn đâu? khi vợ chồng không tin nhau! một gia đình lâm vào cảnh ấy thì con cái sẽ mặc cảm xấu hổ, bê tha, côi cúc, bà con không đoái hoài đến, sự nghiệp tan tành, xóm làng chê bai, danh giá hoen ố. Điều quan trọng là giữ vững hạnh phúc gia đình chính là lòng chung thuỷ của hai vợ chồng. Người ta nói “Thuận vợ, thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” Do lẽ đó. Đức Phật dạy chúng ta giữ giới không tà dâm, để bảo vệ hạnh phúc gia đình.

– Lý do thứ ba: Đức Phật dạy “người ôm lòng ái dục, cũng như cầm đuốc đi ngược chiều, quyết bị nạn cháy tay. Thật vậy, người có tâm xấu xa, đắm mê sắc dục, không sớm thì chầy ắt sẽ bị hại. Từ ngày xưa cho đến ngày nay, hậu quả thảm khốc, đen tối do sự đắm mê sắc dục không thiếu gì ! chúng ta chỉ cần giở lại những chồng sách lịch sử hay chồng báo hằng ngày thì chúng ta sẽ rỏ. Như thế Đức Phật dạy chúng ta giữ giới không tà hạnh, để tránh oán thù và quả báo xấu xa.

Tại sao không được nói dối?

Giới nói dối có bốn chi, nói dối, nói đâm thọc, nói lời vô ích, nói lời độc ác. Đức Phật cấm nói dối, vì những lý do như.

– Lý do thứ nhất: Đạo Phật là đạo như thật, người tu theo Phật phải chân thật; người quen dối trá, không biết tìm sự thật, thì khó mà chứng quả được. Do vậy Đức Phật dạy không nói dối, là để tôn trọng sự thật.

– Lý do thứ hai: Lý do chính của sự nói dối là lòng ích kỷ, ác độc muốn hại người, để thoả mãn lòng dục đen tối của mình. Người bị lừa dối, phỉnh gạt người phải đau khổ vì mình, có khi phải mắc tù, vươn oán, có khi phải tán gia bại sản, vì vậy Đức Phật cấm nói dối là để nuôi dưỡng lòng Từ Bi.

– Lý do thứ hai: trong một gia đình, một đoàn thể, một xã hội mà không ai tin ai hết, thì mọi công việc từ nhỏ đến lớn điều thất bại. Vì thế Đức Phật dạy không nói dối là để bảo tôn sự trung tín trong xã hội.

-Lý do thứ ba: Lời nói tuy không phải là lưỡi kiếm, nhưng rất nguy hiểm, vì nó có hai mũi nhọn, một mũi đâm vào người khác, một mũi đâm vào chính người xử dụng nó. Cho nên chúng ta giữ được giới không nói dối, là để tránh nghiệp báo thù !

Tại sao không được uống rượu?

Tất cả những thứ có chất men làm say người, hay chất độc hại người. Đức Phật dạy không được uống! chẳng những mình không được uống và cũng không được ép nài, khuyến khích người khác uống.

Đức Phật cấm uống rượu vì những lý do như :

– Lý do thứ nhất: Rượu còn nguy hiểm hơn chất độc, một chén thuốc độc ta uống vào chết ngay, nhưng chỉ có chết một thân hiện tại, chớ rượu uống vào mất giống Trí Tuệ và phải chết đi sống lại vô số kiếp, vì thế muốn bảo tồn hột giống Trí Tuệ quí báu. Đức Phật cấm không uống rượu.

– Lý do thứ hai: Rượu không phải là một tội lỗi như sát sanh trộm cướp, tà dâm, nói dối, nhưng nó có thể làm nhân cho những tội lỗi. Sau đây là những điều lợi ích của Ngũ Giới :

– Người giữ được ngũ giới đối với quốc gia, xã hội là một công dân hiền hoà, lương thiện. Đối với đạo Pháp chúng sanh, là một Phật tử thuần thành, ngoan đạo, khả kính, khả ái.

– Trong bài Kinh DHAMMA DHANA có dạy: Người giữ giới được trong sạch, có 5 quả báo:

1. Có tài sản dồi dào

2. Có tiếng tốt đồn xa,

3. Có tự tin không sợ hãi khi vào trong hội chúng,

4. Không Loạn tâm trước giờ lâm chung.

5. Khi chết sanh lên nhàn cảnh.

Người có giới, sống ở đâu cũng như hải đảo, là dãy núi tu di. Bằng chứng hùn hồn cho ta thấy, thuở Phật còn sinh tiền. Ngài và môn đệ của Ngài đi đến đâu, thì thiện nam, tín nữ cho đến Vua Quan thường dân, và Chư Thiên tranh với nhau mà cúng dường, tranh với nhau mà thí công. Như vậy, mùi thơm của giới không những bay ngược gió, mà còn bay đến các từng Trời.

Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và nghiên cứu một nền văn hoá Phật Giáo mới dạy chúng ta không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không bài bạc, không nói bậy bạ, không nói lời đâm thộc hai lưỡi, không nói những lời độc ác. Chỉ có văn hoá của Phật Giáo mới hội đủ yếu tố và hoài bảo của con người, con người muốn gì? con người muốn sống thì tại sao phải giết nhau, mà Đức Phật dạy đừng giết nhau. Cho nên nền văn hoá của Phật giáo là của nhân loại.

Do đó chúng ta chọn đúng con đường đi rồi, nên chúng ta đừng hối tiếc, đừng chần chờ, con đường chúng ta chọn đây là con đường Chánh Pháp, con đường của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, con đường đó đưa chúng ta đến nơi an vui, tự tại, vô ngại, thường lạc chơn ngã. Vì thế chúng ta phải tiếp tục hành trình, rồi tất cả chúng ta sẽ gặp nhau, gặp như mẹ gặp con, con gặp mẹ, hạnh phúc vô cùng, không có hạnh phúc nào bằng được, nhất là gặp nhau ở cảnh Phật. Vì thế chúng ta không vì lý do gì trì hưởng, dù có đói, dù có rách, dù có khổ, cùng cực đến đâu đi nữa thì chúng ta không có quyền lùi bước. Vì Đức Phật cũng đã từng đói, từng khổ, từng cay đắng và từng nghiệt ngã , mà Ngài không lùi bước, thì chúng ta không có quyền lùi bước. Nếu chúng ta lùi bước là chúng ta phản bội lại Ngài.. Đó là tâm hồn cao đẹp nhất của người con Phật.

Cầu nguyện cho hàng Phật tử năm châu, bốn biển, nhất là Phật tử Việt Nam luôn luôn sống theo gương của Đức Phật và thành tựu năm điều hạnh phúc là sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và trí tuệ.

Cầu nguyện cho tất cả chúng ta luôn luôn được sống an lành trong ánh hào quang Từ Bi. Trí Tuệ của Đức Từ Phụ Bổn Sư.

Cầu nguyện cho Phật Pháp của Ngài được trường tồn, hưng thịnh mãi mãi với thời gian và không gian.

Truyền thuyết tháng Cô Hồn và những điều cần kiêng tránh

Thờ Phật – lạy Phật – cúng Phật thế nào cho đúng?

Nghi thức Lễ Vu Lan – Báo ân, Báo hiếu

Nghi thức Sám Hối trong đạo Phật