Theo phongthuyphuongdong.vn ngày tết là ngày hương hồn tổ tiên sẽ trở về sum vầy cùng con cháu nên mâm cỗ cúng được các gia đình rất chú trọng. Từ rằm tháng chạp các gia đình đã bắt đầu chuẩn bị đi chợ mua những thứ cần thiết chuẩn bị cho 3 ngày tết như rau củ, thịt, cá.

Hồn việt trong mâm cỗ cúng ngày tết

Trước ngày 30 các gia đình thường bắc bếp chuẩn bị nấu bánh chưng. Trong gia đình mỗi người một việc: đàn ông bắc bếp chẻ củi; phụ nữ chuẩn bị gạo, đậu, thịt; trẻ con được phân việc rửa lá dong… Khi gói bánh xong những nguyên liệu còn lại sẽ được gói thành cái bánh tép nhỏ cho mấy đứa bé trong nhà. Đây là phần mà đứa trẻ nào cũng háo hức canh nồi bánh đợi đến khi vớt bánh ra chỉ chăm chăm đợi chiếc bánh tép nho nhỏ của mình.

Hồn việt trong mâm cỗ cúng ngày tết

Mâm cỗ ngày 30 thường có bánh chưng xanh xắt thành 8 miếng, giò chả, thịt đông, nem rán, con gà luộc và dưa hành. Ngày nay mâm cỗ đã phong phú hơn với con cá rán, nồi cá kho hay đĩa tôm hấp được trưng bày đẹp mắt.

Ngày tết được gói gon trong câu đối:”Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bánh chưng xanh là hồn của ngày tết mang ý nghĩa về sự no ấm đủ đầy cho năm mới. Giò chả, thịt đông là món ăn ngày xưa chỉ tết mới có vì cuối năm các gia đình dù nghèo khó cũng được chia một phần thịt heo nhỏ khi làng mổ heo cuối năm.

Hồn việt trong mâm cỗ cúng ngày tết

Mâm cỗ ngày tết không chỉ là tấm lòng hiếu kính của con cháu gửi đến ông bà tổ tiên mà còn là sợi dây kết nối các thành viên gia đình lại bên nhau. Mâm cỗ chưa đựng đầy tình yêu của mẹ. của bà, của con gái là liều thuốc gắn kết những mối xung đột gia đình, là cơ hội để gia đình ngồi lại bên nhau gác lại những bộn bề cuộc sống. Đây là dịp chúng ta trao đi và gắn kết.

Hãy dành thời gian bên gia đình và gìn giữ hồn Việt dân tộc trong những món ăn hằng ngày và mâm cỗ ngày tết!

Theo http://mixi.vn