Theo thuyết xem tử vi ngũ hành thì nạp âm của ngũ hành Mộc gồm có sáu đại diện đó là Bình Địa Mộc, Đố Tang Mộc, Thạch Lựu Mộc, Dương Liễu Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc.

Ngũ hành Mộc sinh Hỏa, Hỏa nhiều thì Mộc lụi tàn, mà Mộc mạnh thì được Hỏa, phát tiết mạnh mà đạt tới độ trung hòa. Mộc khắc Thổ, Thổ nhiều thì Mộc gẫy, Thổ mạnh thì bồi đắp cho Mộc, tất nguy hại. Mộc ỷ vào Thủy để sinh, Thủy nhiều thì Mộc tiêu tán, Thủy có thể sinh Mộc mà Mộc nhiều thì Thủy lại bị thu hẹp.

1. Tang Đố Mộc – Cây dâu tằm

Đào Tông Ngại khi xem tuổi có viết: “Nhâm Tý, Quý Sửu là Tang Đố Mộc, Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ, Thủy mới sinh Mộc, Thổ thì dưỡng Mộc nên gọi là cây dâu tằm”. Lá dâu có thể nuôi tằm, dâu tằm là nguyên liệu dệt may, vỏ cây có thể dùng làm nguyên liệu nhuộm. Mộc này kiên định, đa tài, có tác dụng to lớn.

nap am

2. Tùng Bách Mộc – cây tùng già

Đào Tông Ngại viết: “Canh Dần, Tân Mão là Tùng Bách Mộc, Mộc lâm quan vào Dần vượng đế cho Mão, nên Mộc sinh vượng không thể yếu đuối, hình dung thành cây tùng già”. Tùng Bách Mộc trong ngũ hành Mộc vị cứ chính Đông, là hướng chính vị của Mộc nên rất vượng. Mộc này cứ chiếm Canh Tân Kim lại có phương vị hưng vượng phía Đông nên rất quý hiếm. Mộc này sống nơi rừng thiêng nước độc mà vẫn sinh tồn thịnh vượng có thể một tay che trời đất, không sợ sấm sét lôi phong, hoàn cảnh càng xấu thì càng kiên cường vững chãi.

3. Đại Lâm Mộc – cây trong rừng

Đào Tông Ngại viết về phong thủy: “Mậu Thìn, Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc, Thìn là căn nguyên của thiên nhiên, Tỵ là lục dương, Mộc tới lục dương thì đâm chồi nảy lộc lại còn ở giữa thiên nhiên nên gọi là cây trong rừng”. Đại Lâm Mộc tức là rừng cây hoang dã, các tán cây cùng vui đùa với gió mây, cây cao tới tận mặt trăng, vươn cao ngọn lá xanh tươi lên mây xanh. Đại Lâm Mộc do nhiều cây mà thành rừng nên cây cối trong rừng ngưng tụ rất nhiều ánh sáng mặt trời, vươn cao vươn xa, mở rộng tán rừng che chở con người và động vật bên dưới. Cũng giống như một người luôn tràn đầy tình yêu, tình đồng loại, thích giúp đỡ người khác, vừa ấm áp vừa gần gũi.

4. Dương Liễu Mộc – Cây dương liễu

Đào Tông Ngại viết: “Nhâm Ngọ, Quý Mùi là Dương Liễu Mộc, Mộc tử ở Ngọ, mộ ở Mùi, nên Mộc này là tử mộ. Mặc dù có thiên can Quý sinh Thủy nhưng không thể chống lại tử mộ mà cuối cùng yếu nhược nên gọi là cây dương liễu”. Dương Liễu Mộc thẳng thắn mà cứng cỏi nên gọi là dương, cành mềm mại nên gọi là liễu, dương liễu một cây hai chủng loại; mềm mại yếu đuối, cành rủ xuống đu đưa trong gió nhưng cũng rất dẻo dai không dễ dàng đứt đoạn. Chính vì sự yếu đuối của mình mà Dương Liễu Mộc thường xuyên bị ngoại cảnh tác động làm thay đổi chính mình.

5. Thạch Lựu Mộc – Cây thạch lựu

Đào Tông Ngại viết: “Canh Thân, Tân Dậu Thạch Lựu Mộc, thân là tháng 7 Dậu là tháng 8 lúc này Mộc tất tuyệt, chỉ có Thạch Lựu Mộc mới tồn tại được trong hoàn cảnh này”. Canh Tân can ngũ hành thuộc kim, Thân Dậu chi ngũ hành cũng thuộc kim, kim trong ngũ vị thuộc Tân nên mộc tính đều thuộc Tân thì chỉ có cây lựu mà thôi. Canh Thân Tân Dậu đều thuộc kim mà nạp âm lại thuộc mộc thì mộc vẫn bị thay đổi chỉ có Thạch Lựu Mộc có thể trường sinh. Thạch Lựu Mộc rất cứng cỏi mạnh mẽ không dễ bị đổ vì thế dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn kiên định không thay đổi, có điều vì sự chắc chắn của mình mà trở nên thô ráp.

6. Bình Địa Mộc – Cây đồng bằng

Đào Tông Ngại viết: “Mậu Tuất, Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc, Mậu là gốc hoang dã, Hợi sinh Mộc, phu Mộc sinh trên đất hoang nên gọi là cây đồng bằng”. Bình Địa Mộc tại Mậu Tuất Kỷ Hợi khí tụ tàng phục, âm dương bưng bít, vì vậy Mộc ví về căn phục trong Thổ. Nó cũng là một loại vật liệu để xây nhà trong dân gian, Mậu Tuất là cột, Kỷ Hợi là kèo. Tuy nhiên Bình Địa Mộc mới đơm chồi nảy lộc nên không thích phong ba bão táp mà chỉ thích mưa nhỏ tươi tắm hàng đêm. Bình Địa Mộc trong ngũ hành Mộc có Hợi là Mộc trường sinh địa khiến cây cối phát triển thuận lợi, lại có bình địa tự nhiên bao bọc nên vô cùng thích thú.