Nhìn mặt xét đoán bệnh không những phải quan sát thật tỉ mỉ thần thái phần mặt của bệnh nhân, mà còn cần phải bình tĩnh ngắm nhìn thật kỹ sắc mặt, nét mặt của họ.

1. Nhìn thần sắc

Trong xem tuong học thì phần mặt là phản ánh tổng hợp tinh thần, khí huyết toàn thân. Trong “Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình thiên” có nêu ra: “Mười hai kinh mạch, ba trăm sáu mươi nhăm lạc mạch, khí huyết của nó đều tập trung trên mặt”. Nếu khí huyết tràn đầy thì thần thái hăng hái hăm hở, khí huyết suy giảm, thiếu thốn thì tinh thần suy sụp.

xem-tuong-mat-doan-benh
Xem tướng mặt đoán bệnh

Thần sắc của người bệnh đại thể có thể phân chia thành ba loại sau đây:

1. “Đắc thần” (thần sắc bình thường):

Hai mắt của người bệnh linh hoạt và tinh anh, rạng rỡ, thần chí sáng sủa phản ứng nhanh nhạy, động tác mạnh mẽ. Như vậy biểu thị công năng của tạng phủ chưa bị thương tổn. Cho dù bệnh tình có khá nặng đi chăng nữa thì trước sau rồi cũng sẽ tốt đẹp cả, có thể coi là “thuận chứng”.

2. “Thất thần” (thần sắc khác thường):

Sắc mặt của người bệnh trông u ám, ảm đạm; tinh thần ủ rũ, phản ứng lờ đờ, chạm chạp, mắt trông không thấy vẻ tinh anh,rạng rỡ; lời nói yếu ớt, rời rạc, trả lời không khớp đúng với câu hỏi. Như vậy trong xem bói gọi là “thất thần”, hoặc “vô thần thái” biểu thị chính khí đã bị thương tổn, bệnh tình đã khá nặng, khó có thể khả quan được. Đã thất thần thì sẽ tiến tới xuất hiện những triệu chứng nguy kịch như ngôn ngữ rối loạn, thần chí hôn mê. Trên lâm sàng coi là “nghịch chứng”.

3. “Giả thần” (diện mạo trông như có thần thái, nhưng thực tế thì lại thất thần).

Phần lớn thấy ở những bệnh nhân bị ốm lâu ngày, bệnh nặng, tinh thần cực kỳ suy nhược. Nếu trước đây vốn trầm mặc ít nói, tiếng nói nhỏ nhẹ, hay nói nhát gừng, nay bỗng nhiên biến đổi hẳn sang nói năng liên tục, tiếng nói sang sảng. Vốn thần chí mơ hồ, lẫn lộn, bỗng nhiên nay lại tỉnh táo; vốn không ăn uống được, nay bỗng nhiên lại thấy ăn nhiều và ăn nghiến ngấu như người đói lắm vậy; vốn nằm lâu không dậy, nay bỗng nhiên tự ngồi dậy, xuống đất đi lại; vốn sắc mặt đang u ám, ảm đạm, nay bỗng nhiên thấy lưỡng quyền ửng đỏ như bôi phấn vậy. Những chuyện lạ trái ngược với trạng thái bình thường này là một hiện tượng giả xảy ra trước lúc âm dương sắp ly biệt, thường người ta vẫn gọi là “sự phản chiếu hồi quang”. Trên lâm sàng gọi là triệu chứng “đèn tàn sáng lại” (tàn đăng phục minh). Điều đó báo hiệu bệnh tình sẽ nhanh chóng trở nên ác liệt. Những bệnh nhân loại này, nếu không kịp thời cứu chữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nhìn sắc mặt

Y học dân tộc cho rằng: “Ở trong có những gì tất hiện hình ra bên ngoài những thứ đó”. Biến đổi bệnh lý phát sinh trong cơ thể, tất nhiên sẽ phản ánh ra bên ngoài cơ thể, sắc mặt chính là một trong những phản ánh ra bên ngoài cơ thể này.
Theo các chuyên gia xem tướng sắc mặt của những người bình thường ở nước ta hơi vàng, lại hơi ửng đỏ và sáng bóng. Y học dân tộc gọi đó là “thường sắc”. Khi có bệnh, sắc mặt hơi có chút thay đổi, gọi là “bệnh sắc”.
Trung y cho rằng năm sắc màu biểu hiện ra năm bệnh chủ yếu, tức “sắc màu xanh nhiều là bệnh gan, sắc màu đỏ nhiều là bệnh tim, sắc màu vàng nhiều là bệnh tì (lá lách), sắc màu trắng nhiều là bệnh phổi, sắc màu đen nhiều là bệnh thận”. Cách nói này đã bộc lộ rõ một số mối liên hệ nội tại giữa sắc mặt và sức khoẻ.
Nhìn sắc mặt phải chú ý cả hai phương diện là “sắc” và “trạch” (ánh lên). Nói chung, bất luận là màu sắc thế nào, nhưng thấy còn ánh lên sáng sủa, tươi tắn, hớn hở, thì chứng tỏ là biến đổi bệnh lý còn nhẹ, chưa sâu sắc, khí huyết chưa suy. Nếu sắc mặt u ám, ảm đạm, khô cằn, thì chứng tỏ bệnh tình đã trầm trọng, tinh khí đã tổn thương nặng.