Theo ý kiến của phong thủy phương đông, nói các nhà nghiên cứu cho rằng, trấn yểm có ti tỉ cách. Ngoài những phương pháp truyền thống, nhiều thầy địa lý còn nắm giữ những bí kíp kinh điển.
Các chuyên gia về trấn yểm hóa giải nói các nhà nghiên cứu cho rằng, trấn yểm có ti tỉ cách. Ngoài những phương pháp truyền thống, nhiều thầy địa lý còn nắm giữ những bí kíp kinh điển. Tuy nhiên, bước đầu có thể xác định 3 phương pháp chính là: Bùa chú, tà thuật và trấn yểm bằng vật thể.
Phương pháp bùa chú
Theo phong thủy bùa chú là một trong những phương pháp thông dụng nhất trong thuật trấn yểm. Theo các nhà nghiên cứu, bùa chú xuất hiện trên thế giới từ lâu và khởi đầu từ những vị chân tu có ý đồ nghiên cứu tìm hiểu và thực hành bùa chú với chủ đích cứu đời, cứu người.
Từ ngàn xưa, bùa chú đã xuất hiện ngay cả trong những kinh sách của nhiều tôn giáo. Phần lớn các bùa chú này nhằm mục đích để cầu an, giúp cho thân tâm, gia đình yên ổn. Ngoài ra, nhiều bùa chú con giúp để trị bệnh, trừ tà, phá bùa ém đối nghịch. Những bùa chú này do những nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu linh huyền bí tìm ra. Một số bùa chú còn được tìm thấy do những tài liệu cổ từ phái Mật Tông truyền lại.
Những người Trung Hoa, Đài Loan, Hồng Kông thường biết khá nhiều bùa chú. Tại Ấn Độ, các tư liệu cổ cho thấy, tôn giáo lâu đời nhất ở xứ này mà người Aryen tin theo từ dân tộc Naga. Người Naga thờ vô số thần, trong đó có cả thần nhân đạo từ bi và cả ác thần; ác thần thường gieo tai họa nên họ phải dùng các phương thuật để giải họa.
Theo nhà viết sử nổi danh William james Durant thì những phương thuật phần lớn là những bùa chú hay những Thần chú được tìm thấy rất nhiều trong kinh Atharva – Veda. Còn theo tìm hiểu của nhà nghiên cứu Thiên Việt, ngày nay phần lớn người Trung Hoa và Việt Nam thường hay dùng bùa của Trương Thiên Sư, một đạo sĩ nổi danh ở Trung Hoa.
Cách thức dùng bùa chú cũng khá phổ biến ở nước ta. TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa – Khoa học và Công nghệ tổng kết có 8 cách dùng bùa: Đốt bùa, đeo bùa, dán bùa, uống bùa, nấu bùa, thoa bùa, dùng bùa để rửa và nuốt bùa.
Theo ông Điệp, đây là một trong những phương pháp mang tính tâm linh cao nhất. Đồng thời cũng có mối liên hệ với khoa học, bởi mỗi loại bùa lại có những công dụng khác nhau như các loại thuốc chữa bệnh.
Phương pháp tà thuật.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương cho rằng: “Tà thuật là một phương pháp sử dụng cúng bái, phù chú, hình nhân. Tốt, xấu, lợi, hại là do mục đích sử dụng. Thường những thầy có lương tri không bao giờ dùng tà thuật”.
Phương pháp tà thuật như một con dao hai lưỡi cho nên chính những người sử dụng tà thuật cũng thấy ái ngại. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi phương pháp này hầu hết đã thất truyền, số còn lại chỉ là kiểu “tin đồn”, hoặc thêm thắt cho ly kỳ, ta chỉ có thể coi đó là một huyền thoại.
Để tiếp cận được một tài liệu về tà thuật là điều rất khó. Chúng tôi đã rất kỳ công khi tận mắt thấy được cuốn tà thuật cổ của một người làm nghề bùa chú ở tỉnh Lạng Sơn. Cuốn sách do Cồ Mai cao sĩ Doãn Cảnh Tinh, con trai thứ ba của TS Doãn Khuê sưu tập được và biên soạn cuối thế kỷ XIX.
Được biết, cuốn sách này hé lộ ra bởi gia đình ông Doãn Sĩ Tiếp ở xã Song Lãng (Vũ Thư, Thái Bình). Ông Tiếp (đã mất) là cháu nội của Cồ Mai cao sĩ Doãn Cảnh Tinh. Một thời cuốn sách được xem là bảo vật quý giá của dòng họ, nhưng qua thời gian chiến tranh, sách bị thất lạc.
Cuốn sách dày cộm, ghi chép đầy đủ những phương pháp được xem là thần bí. Trong đó nổi bật là phép tàng hình, phép trừ sâu bọ, phép trừ một số loại bệnh, cách đuổi chuột, đuổi muỗi. Thậm chí, còn có phép qua sông nước bằng cách lấy tờ giấy vàng, dùng mực son viết chữ Vũ mang bên mình sẽ không lo chết đuối.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, giới pháp sư thường dùng ngải với bùa chú để tạo ra tà thuật. Ở nước ta nổi tiếng có hòa thượng trụ trì ngôi chùa Pnom Pi Lơ trên núi Nam Vy thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) có nuôi một loại ngải bí ẩn. Theo lời đồn, vị sư trụ trì ngôi chùa đó thuộc hệ phái Tiểu thừa Pà Li – Phật giáo Nam Tông.
Ngoài đạo hạnh cao, ông còn là một cao thủ về bùa, chú, ngải thuật. Ông đã dùng tà thuật cứu chữa được rất nhiều người bị rắn độc cắn trong tình trạng thập tử nhất sinh. Có người đã sùi bọt mép, tim mạch ngưng nhịp, ông đọc thần chú, dập ngải đắp vào vết thương, chỉ sau ít phút nạn nhân có thể tự ngồi dậy ra về.
Phương pháp vật thể
Theo TS Nguyễn Hoàng Điệp, dùng vật thể để trấn yểm là cách hiện thời được sử dụng nhiều nhất. Chúng ta có thể dễ dàng thấy ở các cơ quan, doanh nghiệp dùng đá phong thủy để thu hút năng lượng. Một số làng cổ dùng khuyển đá hoặc nghê đặt ở bốn góc của làng.
Chưa cần bàn đến công dụng thực sự của những vật thể trấn yểm ấy. Nhưng trong dân gian, hầu hết các thầy địa lý phong thủy đều biết sử dụng công năng của vật thể để trấn yểm. Đã từng có những việc mà người ta hại nhau khi dùng xương động vật, tiết chó, rắn độc, thuốn sắt đóng hoặc chôn xuống mồ mả người khác.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại cho rằng, thường những thầy địa lý phong thủy khi không thể cải tạo được cấu trúc hình thể môi trường, hoặc ngôi nhà sẽ dùng biện pháp trấn yểm bằng vật thể. Thí dụ: Dùng gương bọc cái cột ở vị trí xấu, nhưng không thể đập cây cột đi được; hoặc như Cao Biền trấn yểm đất để xây thành Đại La.
Một ví dụ điển hình về việc cải tạo môi trường để có phong thủy tốt là làng Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định) nổi tiếng khắp nước với việc học hành khoa cử, tung mình ra biển Đông từ hơn 500 năm trước. Theo như câu chuyện dân làng kể lại thì cụ Tả Ao là người đã chữa “thế đất” cho làng Hành Thiện.
Khi tới đây, Tả Ao đã nhận thấy đất làng có hình con cá chép bơi ra biển lớn, phù sa mỗi ngày một bồi thêm đất làm làng hưng phát, chỉ hiềm con cá chép không có mắt nên không phát đường khoa danh. Thời gian đi “tầm long” ở đây, thấy dân làng tử tế, cụ Tả Ao liền bày cho làng đào một cái giếng lớn làm mắt cho con cá chép, từ đấy dân làng bắt đầu đại phát khoa danh.
Ông Nguyễn Đăng Hùng, Hội trưởng Hội Khuyến học làng Hành Thiện tổng kết, thời phong kiến Hành Thiện có 419 người đỗ đạt, trong đó 7 người đỗ đại khoa với 3 tiến sĩ, 4 phó bảng, 97 cử nhân, 315 tú tài. Làng có 4 người làm quan thượng thư, 4 người là quan tuần phủ, 4 người là tổng đốc, 69 người làm tri phủ, tri huyện.
Thời nay, Hành Thiện có 45 người là giáo sư và phó giáo sư; 166 người là tiến sĩ, thạc sĩ; hơn 1.500 người tốt nghiệp đại học. Một số yếu nhân như Cố Tổng Bí thư Trường Chinh cũng được sinh ra ở vùng đất địa linh này.