Tháng cô hồn là tên gọi quen thuộc của tháng 7 âm lịch hằng năm. Tháng cô hồn gắn liền với văn hóa của các nước Á Đông, tuy nguồn gốc khác nhau nhưng đều thể hiện quan niệm tâm linh về ma quỷ, về cõi âm.

Trong từ Cô Hồn, chữ Cô nghĩa là cô đơn, cô độc, ám chỉ những linh hồn cô độc, chưa thể siêu thoát. Những linh hồn ấy còn vương vấn nơi trần thế, không có ai chăm lo cũng vái, hương hỏa.

Phongthuyphuongdong.vn cho rằng truyền thuyết về tháng cô hồn bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo Đạo Giáo, Ngọc Hoàng cai quản trời và đất, cùng vạn vật. Những gì ở dưới đất thuộc về thế giới của người âm, do Diêm Vương cai quản. Hằng năm cứ vào nửa đêm canh ba ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch, Diêm Vương lại cho mở Quỷ Môn Quan, để ma quỷ trở về trần gian kiếm ăn, tới ngày rằm lại quay về.

tháng cô hồn là gì, vì sao tháng 7 âm gọi là tháng cô hồn

Vào tháng cô hồn, ma quỷ được thả lên dương gian

Để không bị âm quỷ quấy rầy, tới ngày này dân chúng lại làm lễ Phóng diệm khẩu (thả quỷ miệng lửa), cúng gạo, cúng cháo, cúng muối cho quỷ đói ; Nhiều nơi, người ta còn gọi quỷ đói là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng chúng. Người Trung Quốc cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7.

Ở nước ta, tháng cô hồn gắn liền với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Nhân dân ta quan niệm rằng, con người sinh ra đã có phần hồn và phần xác ; khi mất đi, họ chỉ mất đi phần xác, còn phần hồn vẫn tồn tại. Có người được đầu thai vào kiếp khác, có người bị đẩy xuống âm phủ do những tội lỗi khi còn làm người, còn những oan hồn lưu luyến với trần thế, không thể siêu thoát thì ở lại dương gian làm quỷ đói, cô hồn. Do đó người ta mới lấy tháng 7 âm lịch hằng năm để chăm lo hương hỏa cho các cô hồn, cầu mong cuộc sống bình an, may mắn. Tháng 7 âm lịch, vì thế, còn được gọi là tháng xá tội vong nhân.

tháng cô hồn là gì, vì sao tháng 7 âm gọi là tháng cô hồn

Tháng cô hồn cần kiêng kỵ một số điều để tránh xui xẻo

Dân ta cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định một ngày nào. Ta cũng quan niệm, tháng cô hồn là tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn. Những công việc hệ trọng như động thổ, cưới hỏi, đi xa… sẽ được gác lại.

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, ngoài những lễ tiết cúng bái, dân ta còn tương truyền những việc kiêng kỵ trong tháng cô hồn, để cầu  bình an:

  • Không treo chuông gió đầu giường, tiếng chuông gió thu hút ma quỷ đến gần
  • Không nên đi đêm
  • Không réo gọi tên nhau trong đêm
  • Không chụp ảnh vào ban đêm, ghi hình ma quỷ cùng với người sống là điềm gở.
  • Không được nhổ lông chân, “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít đến gần

tháng cô hồn là gì, vì sao tháng 7 âm gọi là tháng cô hồn

Đốt vàng mã vào tháng cô hồn là điều không nên

  • Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã
  • Không ăn vụng đồ cúng
  • Không phơi quần áo vào ban đêm
  • Không nên bơi lội
  • Không hù dọa người khác, khiến họ “hồn bay phách lạc”
  • Không đứng, ngồi, nằm gần cây đa ; không ngồi nơi xó nhà, góc tối – nơi ma quỷ thường ẩn náu
  • Không nên thức khuya, tinh thần suy nhược, dễ nhiễm âm khí
  • Không nhặt tiền bạc rơi trên đường
  • Khi đi qua nơi vắng vẻ, có tiếng người gọi tên mình thì không được ngoái đầu lại
  • Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, nó giống như cơm cúng, dẫn dụ ma quỷ vào nhà

Những tín ngưỡng dân gian về tháng cô hồn không chỉ truyền tải quan niệm tâm linh từ ngàn đời của dân tộc, mà còn ẩn chứa những bài học quý về đạo lý làm người. Truyền thống nhân nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tôn trọng những người đã khuất qua đó được kế thừa cho muôn đời sau.

Nguồn: Phong thủy Mixi.