Trong truyền thuyết thất bảo của Phật môn là chỉ tới bảy loại chân châu bảo ngọc của thế gian. Thông thường theo xem tử vi thấy rằng có hai cách nói: Một là chỉ bảy loại bảo vật vương giả của Chuyển Luân Vương, hai là chỉ bảy loại chân bảo cụ thể, tức Phật môn gọi là bảy loại bảo vật quý giá, hay còn gọi là Thất chân. Cùng khám phá 7 loại bảo vật trong phật giáo nhé!

Trong mỗi cuốn kinh của Phật giáo có cách ghi chép khác nhau. Trong kinh Pháp Hoa quyển thứ 4 thì là: Vàng, Bạc, Lưu Ly, Xà cừ, Mã não, Chân châu, Hoa hồng. Thất bảo trong Phật giáo Tạng truyền thì lại là: Hồng ngọc túy, Mật lạp, Xà cừ, Chân châu, San hô, vàng, bạc, gọi là “Tây phương thất bảo”.

bao

1. Vàng

Có màu vàng kim, còn được gọi là Tử Kim, nghĩa là màu sắc thần kỳ hoặc màu sắc đẹp. Do có màu vàng kim, mà hấp thu được khí của ngọn lửa sắc tím cao quý, do đó thường được dùng để đại diện cho “Phật giới” và “Tam bảo”.

Trong kinh Phật khi nói đến sự tôn nghiêm của Phật, thường dùng câu “Diệu sắc thân, kim sắc thân” để hình dung. Theo xem bói thấy rằng nó có bốn hàm nghĩa: sắc vô biến, thể vô nhiễm, làm cho con người giầu có. Dùng để ví von cái chân thường không biến đổi, thuần kiết không nhiễm tạp, lưu thông không trở ngại và phú quý lâu dài.

Đeo vàng có thể có được hai phúc duyên lớn là bình an và tài phú.

2. Bạc

Xem phong thủy thấy rằng đại diện cho mộc mạc chất phác, được ví là ánh sáng trí tuệ của Phật, chân như viên mãn, có ý nghĩa là sức khỏe trường thọ, đồng thời là vật tránh tà, đeo đồ trang sức bằng bạc cho trẻ sơ sinh ý là cầu mong cho đứa trẻ được bình an khỏe mạnh. Đeo bạc thì có thể có được hai phúc duyên là sức khỏe và an lạc.

3. Lưu ly

Đây là một loại chất liệu cổ xưa, có đặc tính cứng, màu xanh trong suốt giống như ngọc thạch. Dùng Lưu ly để cúng dâng Phật là công đức lớn.

Lưu ly là tín vật Thần tài xuất hiện sớm nhất, với ý nghĩa là chiêu tài tiến bảo. Ngoài ra còn mang đến sự bình an, cầu được sức khỏe niềm vui.

Đeo ngọc Lưu ly có thể có được ba loại phúc duyên là trừ bệnh tật, có được lòng kiên trì và sự linh cảm. Lưu ý trong việc sử dụng đá Lưu Ly đó là cần xem tuổi để biết thời diểm đeo hợp lý.

4. Pha lê

Dịch ý là Thủy ngọc, Bạch châu, Thủy tinh, có chất liệu cứng trong suốt và sáng. Pha lê có bốn màu là tím, trắng, đỏ và danh biếc. Trong đó, màu đỏ và xanh biếc là quý nhất, tiếp đến là màu tím và màu trắng.

Đeo pha lê có thể có được ba phúc duyên là trường thọ, dũng cảm và cát tường.

5. Xà cừ
Xà cừ được chế tác từ một loại vỏ của con sò dưới biển, là vật hiếm có trên thế gian, có chất liệu cứng, sắc sáng, có thể làm tràng hạt và trang sức, là mật bảo lễ Phật.

Các cao tăng Mật tông thường dùng làm tràng hạt để tụng kinh niệm Phật.

Đeo Xà cừ có thể có được hai loại phúc duyên là tránh tà và mạnh khỏe.

6. Xích châu
Tức là Trân châu đỏ, đây là một loại ngọc trai hơi có sắc đỏ. Loại Trân châu mang sắc đỏ thuần túy là vô cùng hiếm, thông thường dùng san hô đỏ để thay thế.

Từ xa xưa nó được coi là vật mang đến cát tường, hạnh phúc. Rất nhiều cao tăng Lạt Ma Tây tạng dùng tràng hạt được chế tác từ San hô đỏ.

7. Mã não
Mã não này không phải là loại Mã não mà mọi người thường nói đến, mà là một loại ngọc màu xanh lục hoặc là một loại đá quý có màu xanh thẳm.

Đeo Mã não có thể có được 3 phúc duyên là trường thọ, dũng cảm, cát tường.