Trong phong thuy học của người Trung Quốc thường quan niệm: “Phong” tức là gió và bao gồm tất cả các tác động của gió cũng như trạng thái của thời tiết. “Thủy” là nước, ao, hồ, sông, rạch và tác động và những ảnh hưởng của nó đến môi trường.

Phong thủy là cách sắp xếp mọi thứ chung quanh để tạo nên môi trường sống hài hòa “âm – dương, ngũ hành”. Phong thủy sân vườn giúp điều khiển sự lưu thông của khí để sinh khí trong vườn luôn hài hòa và hiện diện trong mọi ngóc ngách của vườn.

phong-thuy-san-vuon
Phong thủy sân vườn

Phong thủy sân vườn, tiểu cảnh

Theo phong thuy san vuon thì cây cỏ trong sân vườn có tác dụng hết sức đặc biệt, là một trong những thứ trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà, dinh thự. Nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường, thì thực vật thông qua tác dụng quang hợp của nó mà nhả ra oxy (O2), cung cấp không khí trong lành cho khuôn viên ngôi nhà.

Trồng nhiều cây cỏ màu xanh, tạo nên một cảnh quan môi trường tràn đầy sức sống, sinh khí, có lợi cho việc giảm thiểu sự bức xạ và ô nhiễm do các hình khối kiến trúc hiện đại gây nên hợp phong thuy.

Xuất phát từ nguyên lý “sơn thủy họa”, sân vườn cần có sự tương phản giữa các hình sắc, thể chất. Ví dụ: vẻ cứng mạnh, cường tráng của núi đá, non bộ tương phản với ao nước sâu lắng; giữa sự tĩnh mịch và tiếng chim ríu rít, nước róc rách; giữa ánh sáng và bóng tối; giữa sắc đỏ, cam rực rỡ và lục, xanh sẫm.

Nhìn chung một khu vườn lý tưởng cần kết hợp được các vật liệu, màu sắc, hình dạng theo phương hướng ngũ hành. Ví dụ các vật dụng trang trí tượng trưng cho 5 yếu tố như: ao hồ (Thủy), tượng đồng (Kim), cây (Mộc), vật có màu đỏ và cam (Lửa), đất vườn (Thổ). Căn cứ vào bảng tóm tắt các biểu tượng của âm dương sau đây, gia chủ có thể lựa chọn màu sắc, hình dáng của vật trang trí hài hòa: